Trợ giảng (AP) là ai?
AP làm việc tại Cộng hòa Séc ở các trường mẫu giáo, tiểu học (thường xuyên nhất) và trung học.
Công việc chính của AP là hỗ trợ giáo dục trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc biệt (SVP), bao gồm cả trẻ em đa ngôn ngữ. Phần lớn liên quan đến việc làm việc trực tiếp với trẻ, tạo ra các công cụ hỗ trợ và tài liệu giảng dạy, hỗ trợ giáo viên ở cấp tổ chức cũng như trong quá trình giảng dạy hoặc giao tiếp với phụ huynh.
Trợ giảng dạy song ngữ (DAP) là ai?
DAP giúp giáo viên hỗ trợ cho trẻ em đa ngôn ngữ, bao gồm cả trẻ em mới đến từ Ukraina. Lý tưởng nhất là trở giảng có ngôn ngữ giao tiếp giống như đứa trẻ mà trợ giảng làm việc cùng. Ví dụ như một AP người Ukraina làm việc với trẻ em người Ukraina.
Với chuyên môn của mình, DAP đáp ứng nhu cầu giáo dục của trẻ em đa ngôn ngữ, đồng thời giúp các em giảm bớt gánh nặng tâm lý mà môi trường học mới mang lại. Thiết lập mối quan hệ tin cậy giữa trẻ và nhà trường, giúp trẻ vượt qua sự thất vọng vì rào cản ngôn ngữ và cảm giác cô đơn.
AP/DAP hỗ trợ trẻ em ở trường như thế nào và họ có thể giúp gì cho bạn?
- Giúp trẻ, phụ huynh, giáo viên và bạn cùng lớp vượt qua rào cản ngôn ngữ trong giao tiếp.
- Giúp cha mẹ và trẻ định hướng trong môi trường mới, phong tục và quy định mới.
- Hỗ trợ trẻ thích nghi, giúp trẻ hòa nhập với tập thể.
- Tạo tài liệu học tập và hỗ trợ “phù hợp” cho trẻ.
- Hỗ trợ trẻ trong học tập, giúp trẻ hiểu được môn học.
- Động viên và hỗ trợ trẻ về mọi mặt.
- Cung cấp cho phụ huynh và giáo viên những phản hồi về sự tiến bộ và nhu cầu hiện tại của trẻ.
Khuyến cáo dành cho phụ huynh
- Người chịu trách nhiệm chính trong việc giao tiếp với phụ huynh luôn là giáo viên chủ nhiệm. Trước tiên, bạn phải thống nhất với họ về việc bạn có thể tự mình liên hệ trực tiếp với AP hay không.
- Thiết lập các quy tắc liên lạc với tất cả nhân viên sư phạm (giáo viên và AP) – hình thức (trực tiếp, qua điện thoại, email, v.v.) và thời gian bạn có thể liên hệ với họ.
- AP cũng có thể tham dự các cuộc họp lớp.
- Ví dụ về các tình huống mà bạn có thể liên hệ trực tiếp với AP:
- chuẩn bị cho trẻ đi học
- sự tham gia của trẻ vào các hoạt động ở trường và ngoại khóa
- tìm hiểu thông tin về hoạt động của trường (căng tin, câu lạc bộ, đánh giá, nội quy trường, văn phòng tư vấn học đường, v.v.)
- trao đổi thông tin về sự tiến bộ trong giáo dục hoặc hành vi của trẻ